-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thiết bị loadcell cảm biến lực là gì?
Đăng bởi Nguyễn Đức Tùng vào lúc 27/09/2016
Có rất nhiều khách hàng thắc mắc không biết thiết bị loadcell cảm biến lực là gì? nguyên lý hoạt động của nó ra sao. Để giải đáp mọi thắc mắc đó, cân điện tử Tân Phát xin chia sẻ những thông tin hữu ích để quý khách hàng nắm bắt cách chi tiết cấu trúc, hoạt động cũng như tính năng thiết bị.
Loadcell SQB - dạng thanh keli ứng dụng cân sàn điện tử hoặc cân bồn với
Khái niệm loadcell cảm biến lực
Loadcell là thiết cảm biến được sử dụng phổ biến trong cân điện tử, có chức năng chuyển đổi lực hoặc trọng lượng thành tín hiệu điện. Loacell có cấu trúc có thể biến dạng đàn hồi khi có tác động của lực nào đó tạo ra tín hiệu điện tỷ lệ với sự biến dạng này.
Cấu tạo của loadcell - cảm biến lực
Cảm biến lực (gọi khác là loadcell) được cấu tạo với 2 thành phần chính là "Strain gage" và "Load" trong đó:
- Strain gage là một điện trở đặc biệt chỉ nhỏ bằng móng tay, được nuôi bằng một nguồn điện ổn định được dán chết lên Load.
- Load chính là thanh kim loại chịu tải có tính đàn hồi.
Hình ảnh: Cấu tạo của loadcell - cảm biến lực
Nguyên lý hoạt động của loadcell
Thiết bị cảm biến lực Loadcell dựa trên nguyên lý hoạt động cầu điện trở cân bằng Wheatstone. Sự thay đổi các điện trở cảm ứng trong cầu điện trở cảm ứng sẽ tỉ lệ với các giá trị lực tác dụng vào tạo nên tín hiệu điện áp cũng có tỉ lệ tương đương.
Hình ảnh: Nguyên lý hoạt động của loadcell - cảm biến lực
Thông số kĩ thuật cơ bản của loadcell
- Độ chính xác: Các yếu tố như tính chất phi tuyến tính, độ trễ, độ lặp ảnh hưởng trực tiếp tới độ chính xác, độ chính xác cho biết được phần trăm chính xác trong phép đo.
- Công suất định mức: Công suất định mức nhận được chính là giá trị khối lượng lớn nhất mà Loadcell có thể đo được.
- Dải bù nhiệt độ: Tác động trực tiếp tới các chi tiết kỹ thuật được đưa ra, dải bù nhiệt độ chính là khoảng nhiệt độ mà đầu ra Loadcell được bù vào nên nếu nằm ngoài khoảng này thì không đảm bảo đúng kỹ thuật.
- Cấp bảo vệ: Cấp độ bảo vệ sẽ được đánh giá theo thang đo IP.
- Điện áp: Chính là giá trị điện áp làm việc của Loadcell đưa ra như giá trị min và max
- Độ trễ: Khi hiển thị kết quả sai dẫn đến hiện tượng xảy ra độ trễ, thường được đưa ra dưới dạng % của tải trọng.
- Trở kháng đầu vào: Trở kháng đầu vào được xác định thông qua S- và S+ khi Loadcell chưa kết nối vào hệ thống hoặc ở chế độ không tải.
- Điện trở cách điện: Điện trở cách điện thường được đo tại dòng DC 50V. Giá trị cách điện giữa lớp vỏ kim loại của Loadcell và thiết bị kết nối dòng điện.
- Phá hủy cơ học: Các giá trị tải trọng mà loadcell có thể bị phá vỡ hay biến dạng chính là phá hủy cơ học.
- Giá trị ra: Chính là kết quả đo được tính theo đơn vị mV.
- Trở kháng đầu ra: Trong điều kiện Loadcell chưa có kết nối hay đang hoạt động ở một chế độ không tải thì trở kháng đầu ra sẽ cho dưới đo giữa Ex+ và EX-.
- Quá tải an toàn: Chính là tỷ lệ công suất vượt quá tải của Loadcell
- Hệ số tác động của nhiệt độ: Là sự thay đổi công suất của Loadcell dưới sự thay đổi nhiệt độ, đo ở chế độ có tải.
Các loại loadcell đang được sử dụng phổ bến hiện nay
Phân loại theo lực tác dụng:
|
Phân loại theo hình dáng:
|
Phân loại theo tín hiệu truyền:
|
Trên đây là thông tin về thiết bị cảm biến lực - loadcell chuyên dùng trong hệ thống cân điện tử. Hiện tại, can dien tu Tan Phat cũng nhập khẩu và phân phối chính hãng các dòng loadcell chất lượng cao, sẩn xuất từ các thương hiệu nổi tiếng, quý khách có nhu cầu đặt hàng vui lòng liên hệ hotline 0927.966.866 hoặc email: candientu88@gmail.com để được tư vấn báo giá chi tiết nhất.