-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Quy trình kiểm định cân băng tải - Kiểm định mẫu (Phần 2)
Đăng bởi Nguyễn Đức Tùng vào lúc 05/09/2017
>> Quy trình kiểm định cân băng tải - Kiểm định mẫu (Phần 1)
4.2. Kiểm tra đo lường
4.2.1 Yêu cầu đo lường: Các cân băng tải được chia thành 2 cấp chính xác: cấp 1 và cấp 2.
4.2.1.1 Phạm vi cân của cân băng tải phải tương ứng trong giới hạn từ năng suất nhỏ nhất (Qmin) đến năng suất lớn nhất (Qmax). Năng suất nhỏ nhất (Qmin) băng tải phải bằng 0,2 năng suất lớn nhất (Qmax).
4.2.1.2 Giá trị độ chia của bộ phận chỉ thị tổng (dt), giá trị độ chia của bộ phận chỉ thị "0" (d0), cũng như giá trị độ chia của bộ phận chỉ thị kiểm (dk) của cân băng tải phải tuân theo những giá trị tương ứng chỉ ra trong bảng 2.
Trong đó:
+ Cmax: Khối lượng vật liệu tổng cộng của cân băng tải làm việc trong một giờ ở năng suất lớn nhất.
+ Tmin: Khối lượng vật liệu tổng cộng nhỏ nhất.
4.2.1.3 Khối lượng vật liệu tổng nhỏ nhất Tmin phải là giá trị lớn nhất trong các giá trị nêu ở bảng 3.
4.2.1.4 Giá trị độ chia d phải mang đơn vị đo khối lượng và phải là một trong các dạng sau: 1x 10n 2x 10n 5x 10n
Trong đó: n là tất cả các số nguyên (dương, âm hoặc bằng 0).
Giá trị độ chia d của bộ phận chỉ thị "0" (d0) và của bộ phận chỉ thị kiểm (dk) không nhất thiết phải tuân thủ yêu cầu này.
4.1.2.5 Giới hạn sai số cho phép của phép cân trên cân băng tải tuỳ thuộc vào cấp chính xác và được chỉ rõ trong bảng 4 với năng suất cân Q trong giới hạn: 0,2 Qmax <= Q <= Qmax.
Bảng 4.
Trong đó:
+ C: Khối lượng tổng cộng vật liệu trong một giờ làm việc liên tục của băng tải ở năng suất cân bất kỳ trong phạm vị cân và C >= Tmin.
+ d: Giá trị chia của bộ phận chỉ thị kiểm.
(*): Chỉ có giá trị d trong biểu thức khi bộ phận chỉ thị kiểm là dạng chỉ thị số
4.2.1.6 Sai lệch lớn nhất của chỉ thị "0" sau một vòng kín của băng làm việc của chế độ không tải, không được lớn hơn: 0,05 % Qmax . t : đối với cân cấp chính xác 1. 0,1 % Qmax . t : đối với cân cấp chính xác 2.
Trong đó: t : Thời gian kiểm (tính bằng giờ).
4.2.1.7 Đối với cân băng tải được lắp nhiều bộ phận chỉ thị tổng và nhiều bộ phận in kết quả:
* Sai số của các kết quả chỉ thị hoặc in, nhận được từ các bộ phận chỉ thị tổng hoặc các bộ phận in khác nhau trên cùng một cân băng tải, làm việc ở cùng một chế độ tải, trong cùng một thời gian, không được lớn hơn giới hạn sai số cho phép đã đề ra ở điều 4.1.2.6.
* Chênh lệch lớn nhất giữa các kết quả chỉ thị hoặc kết quả in này không được lớn hơn:
+ Giá trị độ chia dt khi các kết quả nhận được từ hai bộ phận chỉ thị số có cùng giá trị chia.
+ Giá trị tuyệt đối của sai số cho phép lớn nhất khi các kết quả nhận được từ hai bộ phận chỉ thị tương tự.
+ Giá trị lớn hơn trong hai giá trị sau:
- Giá trị tuyệt đối của sai số cho phép lớn nhất.
- Một giá trị chia.
Khi các kết quả được nhận được từ một bộ phận chỉ thị dạng tương tự và một bộ phận chỉ thị dạng số.
4.2.1.8 Độ lặp lại điểm "0"
Chênh lệch giữa các kết quả kiểm "0", sau 5 lần kiểm (với số vòng làm việc kín của băng tải là như nhau và thời gian mỗi lần kiểm xấp xỉ 3 phút), không được lớn hơn: 0,0035 % Cmax : đối với cân cấp chính xác 1. 0,007 % Cmax : đối với cân cấp chính xác 2.
4.2.1.9 Độ động của điểm "0":
Tương ứng với số vòng làm việc khép kín của băng tải, nhưng thời gian một lần kiểm không lớn hơn 3 phút, phải có sự khác biệt rõ rệt giữa kết quả của bộ phận chỉ thị "0" khi không tải và khi cho thêm vào hoặc bớt đi ở bộ phận nhận tải của cân một gia trọng có khối lượng:
0,1 % Max : đối với cân cấp chính xác 1. 0,2 % Max : đối với cân cấp chính xác 2.
4.2.1.10 Độ lặp lại
Chênh lệch giữa 2 kết quả cân, ở cùng một tải trọng trên bộ phận nhận tải trong cùng những điều kiện khi tiến hành cân ở cùng một năng suất với vật liệu cân như nhau và trong cùng các điều kiện như nhau, không được lớn hơn giá trị tuyệt đối của sai số cho phép lớn nhất tại mức kiểm đó.
4.2.2. Các yêu cầu khác cho việc kiểm định theo phương pháp mô phỏng.
4.2.2.1. Giới hạn sai số cho phép khi kiểm định bằng phương pháp mô phỏng không được lớn hơn các giá trị nêu ở bảng 5.
Bảng 5.
Trong đó:
+ Max: tải trọng danh nghĩa lớn nhất trên cơ cấu cân
+ t : khoảng thời gian kiểm (giờ).
4.2.2.2 Độ động của bộ chỉ thị tổng
Tại một năng suất bất kỳ, trong phạm vi cân khi thêm vào hoặc bớt ra 1 lượng bằng sai số cho phép tương ứng tại mức cân đó, chênh lệch giữa các kết quả cân nhận được từ hai tải trọng, khác nhau về giá trị, bằng sai số cho phép lớn nhất, không được nhỏ hơn 1/2 giá trị tính toán tương ứng với sự chênh lệch của tải trọng đó.
4.2.2.3 Độ lặp lại:
Độ chênh lệch giữa các kết quả cân nhận được khi cân cùng một tải trọng trong cùng một điều kiện cân, không được lớn hơn giá trị tuyệt đối của sai số cho phép lớn nhất ở mức tải đó.
4.2.2.4 Sai số gây ra do việc mô phỏng sự dịch chuyển của băng tải phải nhỏ hơn 20% sai số cho phép lớn nhất của mức tải kiểm.
4.2.2.5 Khi thay đổi tốc độ giả định của băng tải đến +- 10 % tốc độ danh nghĩa, sai số tương đối không được lớn hơn 20 % giới hạn sai số cho phép, quy định trong điều 4.2.2.1.
4.2.2.6 Khi thay đổi điểm đặt của cùng một tải trọng, trong phạm vi cho phép của cơ cấu nhận tải, chênh lệch giữa các kết quả cân không được lớn hơn giới hạn sai số cho phép, đề ra trong điều 4.2.2.1.
4.2.3 Trình tự kiểm tra
Trước khi tiến hành kiểm tra đo lường, phải cho cân làm việc ở một chế độ tải tuỳ ý trong thời gian không ít hơn 1 giờ.
Việc kiểm tra đo lường của một cân băng tải phải theo các bước sau: 1- Kiểm bằng phương pháp mô phỏng, 2- Kiểm bằng vật liệu cân
4.2.3.1 Kiểm tra bằng phương pháp mô phỏng
* Kiểm tra điểm "0":
Đặt chỉ thị ở chế độ kiểm "0", cho cân làm việc liên tục ở chế độ không tải, đặt trước số vòng làm việc khép kín của cân băng tải đảm bảo một phép kiểm xấp xỉ 3 phút.
+ Kiểm độ đúng và độ lặp lại điểm "0": Tiến hành 5 lần cân, đọc và ghi kết quả vào biên bản.
+ Kiểm độ động: Thêm vào hoặc bớt đi ở bộ phận nhận tải của cân một gia trọng có khi lượng:
0,1% Max: Đối với cân cấp chính xác 1. 0,2% Max: Đối với cân cấp chính xác 2.
Tiến hành 3 lần cân, đọc và ghi kết quả vào biên bản.
*Kiểm độ đúng tại các mức khác:
Đặt chỉ thị về chế độ kiểm giá trị tổng, đặt số vòng làm việc khép kín của băng tải như ở mức kiểm “0”.
Dùng quả cân chuẩn, hoặc bộ xích chuẩn có khối lượng phù hợp, tiến hành kiểm định không ít hơn 2 mức tải phân bố đều đến mức cân lớn nhất trong đó có mức cân lớn nhất.
Tại mỗi mức kiểm, tiến hành cân 3 lần, đọc và ghi kết quả vào biên bản.
* Tại mức cân Max, dịch chuyển tải trọng trong phạm vi cho phép trên bộ phận nhận tải, tiến hành kiểm 3 lần, đọc và ghi kết quả vào biên bản.
* Kiểm tra độ động ở mức cân Max:
Tại mức cân lớn nhất, thêm vào hoặc bớt đi ở bộ phận nhận tải gia trong có khối lượng:
0,1% Max: Đối với cân cấp chính xác 1. 0,2% Max: Đối với cân cấp chính xác 2.
Tiến hành kiểm 3 lần, đọc và ghi kết quả vào biên bản.
* Kiểm lại mức "0":
Bỏ hết tải trọng ra khỏi cân, tiến hành kiểm độ đúng tại mức "0'. Đọc và ghi kết quả 3 lần cân vào biên bản.
(**) 4.2.3.2 Kiểm bằng vật cân
Đặt trước số vòng làm việc kín của băng tải, đảm bảo một phép kiểm xấp xỉ 3 phút.
* Kiểm tra điểm "0": đặt cân về chế độ kiểm "0", cho cân làm việc liên tục ở chế độ không tải.
+ Kiểm độ đúng và độ lặp lại điểm "0": tiến hành cân 5 lần, đọc và ghi kết quả vào biên bản.
+ Kiểm độ động mức "0": tiến hành thao tác kiểm như khi kiểm tra độ động mức "0" ở điều 4.2.3.1. Đọc và ghi kết quả vào biên bản.
* Kiểm độ đúng các mức khác:
Đặt cân về chế độ kiểm tra khối lượng tổng, đặt số vòng làm việc kín của
băng tải như ở mức "0".
Dùng lượng vật liệu cân (hoặc các vật liệu cân) sẽ được cân trên băng tải này (theo tài liệu kỹ thuật đi kèm cân), với số lượng đảm bảo, tiến hành các phép kiểm ít nhất ở năng suất cân 100 % và nhỏ hơn 50 % năng suất lớn nhất (số lượng này không được nhỏ hơn Tmin cho mỗi lần cân). Đọc và ghi kết quả cân ở các mức kiểm vào biên bản.
Trong quá trình kiểm, phải đảm bảo không có hiện tượng rơi vãi, mất mát vật liệu cân.
Việc kiểm tra lượng vật liệu này có thể tiến hành trước hoặc sau mỗi lần cân.
* Kiểm lại độ đúng ở mức "0":
Đặt cân về chế độ kiểm "0", làm sạch băng bằng cách cho cơ cấu làm sạch hoạt động, giữ nguyên số vòng làm việc khép kín (n) của băng như đã đặt trước.
Tiến hành cân 5 lần ở mức cân không tải, đọc và ghi kết quả vào biên bản.
5 Xử lý chung
5.1 Sau khi kiểm tra, cân đạt yêu cầu theo các điều 4.1 và 4.2 thì được đóng dấu hoặc dán tem kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định và được phép sử dụng.
5.2 Cân không đạt của yêu cầu của các điều 4.1 và 4.2 thì không đóng dấu kiểm định (cân mới), hoặc xoá dấu kiểm định cũ (kiểm định kỳ), đình chỉ sử dụng.
(**) Bước kiểm định bằng vật liệu cân chỉ tiến hành khi đảm bảo các điều kiện kiểm định và phương tiện kiểm định theo đúng các yêu cầu của điều 3.
Khi không đảm bảo được các điều kiện kiểm định và phương tiện kiểm định đề ra trong điều 3, cho phép chỉ tiến hành kiểm tra bằng phương pháp mô phỏng.